• :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp tỉnh: Nghiên cứu tương đương điều trị giữa Pimenem 500mg và Meronem 500mg, Pimenem 1g và Meronem 1g trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên

Ngày 31/3/2023, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) do ThS. Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên làm Chủ tịch đã tiến hành họp nghiệm thu đề tài Nghiên cứu tương đương điều trị giữa Pimenem 500mg và Meronem 500mg, Pimenem 1g và Meronem 1g trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên. Đề tài do PGS.TS Nguyễn Đức Công và PGS.TS Đỗ Kim Quế đồng chủ nhiệm, Bệnh viện Thống Nhất – Bộ Y tế chủ trì thực hiện.

Gần 03 năm triển khai, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung phê duyệt và đạt được mục tiêu đề ra. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, lấy mẫu thuận tiện là phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu cũng như mục tiêu của đề tài. Các tiêu chí đánh giá đều dựa vào các hướng dẫn của Bộ Y tế và các Hội chuyên ngành có uy tín, được cập nhật mới, đảm bảo độ tin cậy, giá trị khoa học và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.

ThS Dương Bình Phú - GĐ Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài

Kết quả đề tài đã đánh giá được hiệu quả điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân điều trị với Pimenem 500mg và Meronem 500mg, Pimenem 1g và Meronem 1g dựa vào thang điểm APACHE II và SIS; theo dõi các thay đổi trên xét nghiệm cận lâm sàn: bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid và tiểu cầu, men gan, bilirubin, gia tăng urê huyết hoặc creatinine huyết thanh; xác định tỉ lệ các biến cố ngoại ý trong nhóm điều trị với thuốc thử và nhóm điều trị với thuốc đối chứng gồm tác dụng tại chỗ hay toàn thân; xác định hiệu quả kinh tế so sánh giữa Pimenem 500mg và Meronem 500mg, Pimenem 1g và Meronem 1g.

Kết quả nghiên cứu khẳng định khả năng có thể sử dụng kháng sinh Pimenem (0,5g và 1g) sản xuất trong nước thay cho thuốc biệt dược gốc nhập khẩu từ nước ngoài là Meronem trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Điều này giúp giảm gánh nặng về chi phí điều trị cho người dân, cho quỹ Bảo hiểm Y tế mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị và tính an toàn không thua kém thuốc biệt dược gốc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu góp phần chứng minh năng lực và chất lượng của các thuốc sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm ở nước ta.

     Với kết quả đó, đề tài được Hội đồng thống nhất nghiệm thu và bỏ phiếu đánh giá loại đạt.


Tác giả: Đào Ái Thao
Nguồn:Phòng Thanh tra - Hành chính tổng hợp Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Hoạt động KH&CN