A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đổi mới khoa học công nghệ là chìa khóa để tăng năng suất lao động

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng cạnh tranh, việc đổi mới công nghệ trở thành yếu tố then chốt và cốt lõi để nâng cao năng suất lao động.

Theo PGS. TS Bùi Quang Tuấn - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, 6 tháng đầu năm theo báo cáo thống kê, tăng năng suất lao động của Việt Nam đạt khoảng 10%. Song mức tăng này vẫn chỉ ở giai đoạn rất ngắn hạn, nên chúng ta chưa thể kết luận chắc chắn rằng năng suất lao động đã có sự tăng trưởng bền vững, vì năng suất lao động phải được đánh giá theo năm hoặc thậm chí theo giai đoạn. Dù sao, kết quả tăng trưởng những tháng đầu năm được đánh giá là tích cực.

Đổi mới khoa học công nghệ - chìa khóa để tăng năng suất lao động. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này là tín hiệu đáng báo động khi Việt Nam muốn đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào hiệu quả năng suất và tăng năng lực cạnh tranh dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Một ví dụ điển hình về việc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ là ngành dệt may. Trong những năm gần đây, nhiều công ty may mặc đã trang bị máy móc hiện đại và tự động hóa một số công đoạn sản xuất, góp phần tăng năng suất và chất lượng hàng hóa. Chẳng hạn, Tổng Công ty May Bắc Giang LGG và Công ty Cổ phần May Hưng Việt đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các hệ thống thiết bị hiện đại vào khâu chuẩn bị sản xuất, giảm 30%-45% thời gian và lao động.

Bộ Khoa học Công nghệ (KH&CN) đã hỗ trợ các doanh nghiệp qua nhiều nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia Hà Minh Hiệp cho biết, Bộ đã hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách áp dụng hệ thống quản lý điều hành sản xuất MES (Manufacturing Execution System).

Hỗ trợ hơn 150 doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp trọng điểm trong cả nước áp dụng đồng bộ các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất; ứng dụng công cụ LEAN tích hợp với số hóa trong dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú, chế biến sản phẩm từ cao su tự nhiên và gỗ; hỗ trợ hơn 200 doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO 45001 về an toàn sức khỏe và nghề nghiệp, ISO 27001 an toàn thông tin, ISO 31000 về quản lý rủi ro; ISO 17025 cho phòng thử nghiệp. Một số bộ ngành, địa phương dẫu hạn chế nguồn lực cũng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ hơn 1.896 doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và lồng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, KHCN và đổi mới sáng tạo chỉ là một mảng trong các giải pháp để nâng cao năng suất lao động. Những kết quả đạt được trong thời gian thực hiện các chương trình nâng cao năng suất theo Quyết định 1322 (về Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030) và kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất theo Quyết định 36 (Kế hoạch Tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030) đã phần nào cho thấy hiệu quả của việc đưa các giải pháp KHCN vào doanh nghiệp.

PGS. TS Bùi Quang Tuấn cho biết nhấn mạnh, giai đoạn tới, việc nâng cao năng suất lao động cần chú trọng đến cải thiện thể chế, chính sách, đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như đầu tư cho nguồn nhân lực. Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) nhiều hơn, liên kết với nhau để tăng quy mô kinh tế và phát huy lợi thế so sánh. Đặc biệt, cần tận dụng cơ chế thị trường để đưa những sản phẩm khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và biến thành động lực cho tăng trưởng.


Nguồn:vietq.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Hoạt động KH&CN