A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp tổ chức Hội nghị “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số”.

Hội nghị có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của mọi người trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Ban Tổ chức, các chuyên gia chia sẻ tình hình tổng quan về vấn đề sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và công tác bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 

Quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng. (Ảnh: vjst.vn/)

Từ những vấn đề hiện hữu, các chuyên gia đã làm rõ, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số, nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của những tổ chức trung gian và các giải pháp tăng cường hiệu quả để thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số. 

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, để tăng cường hiệu quả bảo vệ thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số, cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật; nâng cao năng lực các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp và công chúng. Bên cạnh đó, cần ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sở hữu trí tuệ; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trung gian, các biện pháp tự bảo vệ quyền bằng công nghệ. 

Đối với cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam; có chính sách, cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tạo lập quản lý, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả thông qua áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong khi đó, các doanh nghiệp cần tiến hành nhận diện đầy đủ các tài sản trí tuệ và quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt, ngay từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng về các tài sản trí tuệ có thể phát sinh trong mọi bước của chu trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, một sản phẩm khi đưa ra thị trường luôn chứa đựng rất nhiều tài sản trí tuệ khác nhau nên cần có biện pháp để nhận diện quản lý bảo hộ và khai thác hiệu quả, phù hợp, ông Trần Giang Đông nhấn mạnh.

Theo báo cáo thống kê của Bộ Công Thương năm 2021, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD (tăng 16% so với năm 2020), trở thành 1 trong 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Do đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số là nhiệm vụ hàng đầu để hạn chế và ngăn ngừa toàn diện các hành vi lấy cắp, mạo danh, giả mạo các sản phẩm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

Cũng theo báo cáo, chỉ riêng năm 2021, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa giả mạo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt lên tới 20 tỷ đồng.

 

nguồn: khcncongthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Hoạt động KH&CN