A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá rô biển (Lobotes suri namensis Bloch 1970)

Cá rô biển (Lobotes suri namensis Bloch 1970) là loài có giá trị kinh tế, phân bố ở ...

Cá rô biển (Lobotes suri namensis Bloch 1970) là loài có giá trị kinh tế, phân bố ở vùng biển Việt Nam, có mặt nhiều ở vùng ven biển và biển khơi nước ta. Chúng là đối tượng nuôi lồng bè rất được ưa chuộng ở nhiều địa phương ven biển khu vực phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng do chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh (cá nuôi 2 năm có thể đạt 3 – 5kg), thịt cá thơm ngon, giá bán cao, chi phí nuôi không nhiều như nuôi các loài cá giò, hồng Mỹ, vược…

Tuy nhiên, những nghiên cứu về cá rô biển trên thế giới và ở Việt Nam còn rất ít, những bài báo được công bố chủ yếu nhắc đến sự xuất hiện của chúng ở các vùng biển khác nhau trên thế giới, đã có nghiên cứu về đặc điểm sinh học sản, phân bố ấu trùng, cá con của cá rô biển ở vùng vịnh Mexico. Nghiên cứu về cho cá rô biển sinh sản nhân tạo của Jason năm 2011 được công bố trong hội nghị về nuôi trồng của Mỹ về việc đã cho cá rô biển sinh 11 sản thành công với đàn cá bố mẹ được nuôi nhốt trong bể có hệ thống lọc tuần hoàn năm, tuy nhiên những thông tin chi tiết chưa được công bố. Do đó, để chủ động được nguồn giống cung cấp cho người nuôi cá rô biển thì việc nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển là việc làm cần thiết. Vì thế, từ năm 2012 đến năm 2015, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I do ThS. Ngô Vĩnh Hạnh làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá rô biển (Lobotes suri namensis Bloch 1970)”.

Một số kết luận của đề tài nghiên cứu:

Cá rô biển là loài cá sinh sản nhiều lần trong một mùa sinh sản, mùa vụ sinh sản của cá rô biển kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 nhưng tập chung cao nhất từ tháng 8 đến tháng 9. Tuổi thành thục lần đầu của cá rô biển đực là 0+ với kích cỡ 35cm, nặng 1,4kg; cá cái 1+ kích thước 45cm, nặng 2,5 kg đã tham gia sinh sản.

Cá rô biển là loài có sức sinh sản cao, sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng 6.840.787-12.294.400 trứng/cá thể với trọng lượng cơ thể cá dao động từ 3,7-5,7 kg/con. Sức sinh sản tương đối dao động từ 1.849-2.542 trứng/g cá cái, trung bình đạt 2.306±282.649 trứng/g cá cái.

Các chỉ tiêu theo dõi để đánh giá chất lượng cá bố mẹ nuôi vỗ bằng một số loại thức ăn khác nhau cho thấy sử dụng thức ăn là cá mực để nuôi vỗ cá bố mẹ cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ thành thục, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ ra cá bột, tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi.

Sử dụng chất kích thích sinh sản là LHRH-a với liều lượng 20µg + 2mg DOM/kg cá cái cho kết quả tốt nhất. Mật độ ấp trứng thích hợp nhất cho cá rô biển là 1.500-2.000 trứng/lít. Thức ăn để ương ấu trùng cá rô biển giai đoạn cá bột lên cá hương là Tảo tươi + Rotifer + Copepoda cho tỷ lệ sống cao nhất là (7,40 ± 0,14 %).

Ấu trùng cá rô biển ương ở mật độ 30 con/lít với độ mặn 250 /00 cho kết quả cao nhất về sinh trưởng (2,80±0,0632 cm) và tỷ lệ sống (7,2±0,173%). Ương nuôi cá rô biển giai đoạn từ cá hương lên cá giống ở mật độ 200-400 con/m3 cho kết quả tăng trưởng tốt hơn ương ở mật độ 600-800 con/m3 .

Tỷ lệ sống của cá rô biển ở mật độ 200 con/m3 cao hơn so với ương ở mật độ 400, 600 và 800 con/m3 Kết quả thử nghiệm sản xuất giống cá rô biển đã đạt 22.090 con cá giống cỡ 4- 6cm/con, tỷ lệ sống khi ương nuôi ấu trùng cá rô biển từ cá bột lên cá giống cỡ 4- 6cm/con đạt 3,7%.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15164) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Theo NASATI


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Hoạt động KH&CN