A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghiệm thu cơ sở đề tài: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti Matile -Ferrero) hại sắn tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngày 18/9/2020, tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội đồng khoa học và công nghệ do ThS Dương Bình ...

Ngày 18/9/2020, tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội đồng khoa học và công nghệ do ThS Dương Bình Phú – Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên làm chủ tịch đã tổ chức họp để đánh giá, nghiệm thu cơ sở đề tài: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti Matile -Ferrero) hại sắn tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (mã số: ĐTĐL.22/17). Đề tài do Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chủ trì thực hiện. TS Nguyễn Thị Thủy làm chủ nhiệm. Đây là đề tài cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn thực hiện trong năm 2017 (Quyết định số 3460/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 11  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

TS Nguyễn Thị Thủy – Chủ nhiệm đề tài

Mục tiêu của đề tài là xác định được quy luật phát sinh, phát triển, tác hại và biện pháp phòng trừ tổng hợp để ngăn chặn sự lây lan, gây hại của  rệp sáp bột hồng, góp phần bảo vệ sản xuất sắn tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

Qua 03 năm thực hiện, Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài đã đạt được mục tiêu đặt ra và hoàn thành tốt các nội dung nghiên cứu đã phê duyệt như: Điều tra, xác định 07 loài rệp sáp họ Pseudococcidae hại sắn là rệp sáp bột, sự phát sinh, hình thành quần thể của rệp sáp bột hồng luôn có mặt trên cây sắn từ khi trồng đến khi thu hoạch cả trên hom giống, xác định được mức độ gây hại và đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh, gây hại, số lượng của rệp sáp bột tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trên các giống sắn như: KM 94, KM419, H34, Mì gòn, KM 140, KM 419, trong đó giống sắn KM 419 bị gây hại bởi rệp sáp bột hồng nặng nhất; xác định được đặc điểm chính về sinh học và sinh thái học của rệp sáp bộ hồng tại 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa; các biện pháp phòng trừ tổng hợp và xây dựng được mô hình phòng trừ tổng hợp IPM rệp sáp bột hồng trên cây sắn và chuyển giao quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng cho người dân. Quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn đã được Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật công nhận tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ thực vật (TBKT 01-97: 2020/BVTV) tại Quyết định số 1705/QĐ/BVTV-KH ngày 28 tháng 8 năm 2020.

GS.TS Phạm Văn Lâm – Viện Côn trùng học, Phản biện 1

Tại buổi nghiệm thu, thay mặt Hội đồng. ThS Dương Bình Phú đã đánh giá cao các kết quả đạt được của đề tài. Kết quả đề tài đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất, thu nhập cho người dân vùng trồng sắn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập là một trong những đóng góp quan trọng của đề tài đối với địa phương. Với kết quả đó, Hội đồng nghiệm thu đề tài đã thống nhất nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài và đề nghị nghiệm thu đề tài ở cấp Nhà nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Hoạt động KH&CN